DẠY TƯ DUY NGÔN NGỮ TIẾNG TRUNG Ở GIAI ĐOẠN SƠ CẤP: NGỮ PHÁP, TRẬT TỰ TỪ VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

1. Giới thiệu

Tiếng Trung thuộc hệ ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, phụ thuộc chủ yếu vào trật tự từ và hư từ để thể hiện quan hệ ngữ pháp. Trong khi đó, tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ đơn lập nhưng có nhiều cấu trúc linh hoạt hơn trong câu. Vì vậy, người học tiếng Trung ban đầu thường dễ mắc lỗi do tư duy theo cú pháp tiếng Việt. Hay nói một cách khác, ngữ pháp tiếng Trung khá chặt chẽ và có quy tắc rõ ràng, việc nắm được các điểm chuyển di tiêu cực và chuyển di tích cực sau khi đối chiếu, từ đó tạo ra các mẫu công thức điển hình rất đáng được các thầy cô tham gia giảng dạy giai đoạn sơ cấp quan tâm, đặc biệt những người học để thi HSK. 

Ví dụ khi miêu tả tình thái và trình độ trong tiếng Trung, phía sau động từ cần đến trợ từ kết cấu 得, còn tiếng Việt thì không. 

Ví dụ Cô ấy nói hay => 她说得很好听. Giữ nói và hay không có trợ từ nhưng giữa  说và 很好听 cần đến trợ từ kết cấu. Và nếu không phân tích kỹ các chức năng thì người học sẽ nói bồi thay vì hiểu rõ bản chất.

Do đó, việc dạy tiếng Trung ở trình độ sơ cấp không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ từ vựng, mà còn cần xây dựng tư duy ngữ pháp, giúp người học hiểu rõ:

  1. Chức năng cú pháp của từng loại từ trong tiếng Trung như thế nào?.
  2. Trật tự từ cố định trong tiếng Trung là gì?.
  3. Hư từ đóng vai trò gì trong câu, biểu thị ý nghĩa ngữ pháp hay sự tình?
  4. Đối chiếu với tiếng Việt để tìm kiếm sự khác biệt trong các trật tự và sự tham gia của các hư từ như thế nào?

2. Tầm quan trọng của ngữ pháp trong việc dạy tiếng Trung sơ cấp.

Nhiều giáo trình dạy tiếng Trung sơ cấp hiện nay tập trung vào học từ vựng, mẫu câu, giao tiếp, nhưng lại xem nhẹ việc xây dựng nền tảng tư duy cú pháp cho người học. Điều này dẫn đến các hệ quả:
🔴 Người học chỉ “bắt chước” câu mẫu, không thể tự tạo câu mới.
🔴 Gặp khó khăn khi tiếp cận các cấp độ trung cấp và cao cấp do thiếu tư duy hệ thống.
🔴 Dịch sai do tư duy cú pháp của tiếng Việt tác động, tức dính lỗi chuyển di ngôn ngữ. 

Ngữ pháp không chỉ giúp cấu trúc câu đúng chuẩn mà còn giúp người học hiểu bản chất của tiếng Trung như một hệ thống ngôn ngữ logic. Vì vậy, giảng dạy tiếng Trung cần đối chiếu với tiếng Việt để người học thấy rõ những khác biệt trong cách tổ chức câu của hai ngôn ngữ này.

3. Một số từ loại và chức năng cú pháp của chúng. 

Trong tiếng Trung, mỗi từ loại có nhiều dạng và chức năng khác nhau, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là chúng được xác định dựa trên vị trí và chức năng cú pháp trong câu chứ không phải từ hình thức bên ngoài. Điều này có nghĩa là một từ có thể giữ vai trò khác nhau tùy theo cách kết hợp với các từ loại khác, và chính cấu trúc ngữ pháp sẽ quyết định chức năng của nó trong câu.

3.1. Danh từ (名词)

🔹 Chức năng:
✔ Làm chủ ngữ (S)
✔ Làm tân ngữ (O)
✔ Làm định ngữ 

Từ những chức năng này có thể được vị trí của nó trong câu, vì chức năng cú pháp của từ loại quyết định vị trí của nó. 

3.2. Động từ (动词)

🔹 Chức năng:
✔ Làm vị ngữ chính
✔ Có thể kết hợp với tân ngữ
✔ Kết hợp với bổ ngữ và trạng ngữ

3.3. Tính từ (形容词)

🔹 Chức năng:
✔ Làm bổ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ
✔ Kết hợp với phó từ như 很, 非常

4. Hư từ

Hư từ (助词) là công cụ ngữ pháp quan trọng giúp thể hiện các chức năng cú pháp như  thì, trạng thái, mức độ… trong tiếng Trung.

Ví dụ như trợ từ động thái (了, 过, 着) cũng là một trong những nhóm hư từ và nhóm này trong tiếng Việt không hoặc ít gặp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp tương tự trong tiếng Việt. 

Đây là một ví dụ để thể hiện sự khác biệt 昨天吃了饭。là một câu tiếng Trung đúng khi miêu tả một hành động nhấn mạnh tính quá khứ và tận ngữ tác động thì nhất định phải có trợ từ động thái 了nhưng khi dịch sang tiếng Việt chỉ cần dịch là “Hôm qua anh ấy ăn cơm.”,  khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì không cần chữ đã, cũng chẳng cần dịch là rồi, vì trong câu tiếng Việt khi đã có trạng ngữ chỉ thời gian thì gần như câu đã biểu thị ý nghĩa về thì rồi. Cho nên người Việt khi nói tiếng Trung sẽ luôn quên 了, một tư duy bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ. 

Ngữ pháp là xương sống của tư duy ngôn ngữ. Người học tiếng Trung cần có một hệ thống cú pháp rõ ràng, logic, giúp họ tư duy đúng ngay từ đầu, thay vì chỉ “bắt chước câu mẫu”, sau đó mới phát triển dần lên để hiểu theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa ngữ dụng của câu. Hay nói cách khác, mọi sự phát triển bền vững của ngôn ngữ đều đi từ các nền tảng chắc chắn về mặt kết cấu, vì suy cho cùng, muốn biểu nghĩa vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc cú pháp cố định bất di bất dịch.

🔹 Trật tự từ cố định là yếu tố cốt lõi nhất để hình thành tư duy ngữ pháp
🔹 Hư từ đóng vai trò lớn trong việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
🔹 Đối chiếu với tiếng Việt giúp học viên dễ tiếp cận và tránh lỗi sai.

5. Một giáo viên dạy cơ bản nên: 

💡 Dạy tư duy cú pháp thay vì chỉ dạy từ vựng rời rạc và ghép câu với bản năng sử dụng hoặc ngữ cảm do kinh nghiệm.

💡 So sánh với tiếng Việt để giúp người học nhận ra sự khác biệt.

💡 Tạo bài tập phân tích vị trí từ loại để học viên quen với cấu trúc câu.

💡 Sử dụng sơ đồ câu, bài tập lắp ghép trật tự từ.

💡 Thiết kế các bài tập tối ưu tư duy logic chức năng và vị trí cú pháp

💡 Học ngôn ngữ học đối chiếu để nắm rõ các vấn đề về lý thuyết để đối chiếu ngôn ngữ. 

💡 Tham gia các khoá học đào tạo giáo viên chuyên sâu có đào tạo những phần ngôn ngữ học đối chiếu này. 

💡 Hoặc quý thầy cô có thể tham gia vào hệ thống của chúng tôi để trở thành những giáo viên có năng lực đối chiếu tốt.

Hi vọng các bạn thích bài viết này và hẹn gặp lại trong những bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Hệ thống Hoa Ngữ học tiếng Trung Quốc mỗi ngày nhé. Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học tiếng Trung. Bạn hãy để lại thông tin liên lạc dưới đây nhé! Chúng mình sẽ liên hệ tới bạn trong thời gian sớm nhất.






    Bài viết liên quan