PHÂN BIỆT BỔ NGỮ XU HƯỚNG ĐƠN VÀ XU HƯỚNG KÉP TRONG TIẾNG TRUNG

Lời nói đầu

Người ta có câu phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam thì nay, ngữ pháp tiếng Trung cũng không kém cạnh.Tuy nhiên, ngữ pháp tiếng Trung không hề khô khan và khó khi chúng ta được học về bổ ngữ, trong đó phải kể đến là bổ ngữ xu hướng. Bổ ngữ xu hướng không những giúp các bạn học viên đã và đang theo học tại Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày, mà còn giúp cho các bạn đang bắt đầu học tiếng Trung khác xác định được chiều hướng của hành động, thao tác, nhờ vào đó có thể xác định được vị trí của những chủ thể trong câu.

Khái niệm bổ ngữ xu hướng trong tiếng Trung

Bổ ngữ xu hướng là một loại bổ ngữ thường gặp trong tiếng Trung. Nó có chức năng biểu thị phương hướng của động tác, hành động hoặc hành vi. Bổ ngữ xu hướng có hai loại chính là bổ ngữ xu hướng đơn và bổ ngữ xu hướng kép.

1. Bổ ngữ xu hướng đơn

Bổ ngữ xu hướng đơn sẽ đơn giản hóa chiều của động tác, chủ yếu biểu thị vị trí xa gần chủ thể nói.

  • Cấu trúc :

Động từ + 去 :  biểu đạt hành động ra xa chủ thể nói

      Động  từ + 来 : biểu đạt hành động tiến gần lại chủ thể nói

Ví dụ: 

他们不再学 校,都出去了!

(Họ không có ở trường đâu, đi đâu hết rồi!)

– Phân tích thành phần : khi người nói về vấn đề “ họ” 他 们 đều không có ở trường tức là người này đang ở vị trí gần trường. Chữ  出 khi đi chung với 来 sẽ cho thấy thao tác hành động đi của chủ thể là ra xa ngôi trường , tức là đi xa chủ thể nói. Lúc này sẽ dùng 去.

Ví dụ: 

你可以 来 我 家 吗?

(Bạn có thể đến nhà tôi được không ?)

-Phân tích thành phần : Khi người nói hỏi đối tượng 你, có thể đến nhà của người đó không tức là người đó đang ở nhà.  Đối tượng 你 ở một vị trí xa đối tượng nói . Nếu muốn đến nhà của đối tượng nói tức là hành động đang tiến lại gần đối tượng nói. Lúc này chúng ta sẽ sử dụng 来 đi kèm với đối tượng đó.

Ví dụ:

爸爸不在家,他出去了。

Bàba bù zàijiā, tā chūqùle.

Bố không có nhà, ông ấy ra ngoài rồi.

(Người nói đang diễn tả hành động hướng ra xa, vì người nói đang ở trong nhà)

Ví dụ: 

你快上去给我拿来一本书。

Nǐ kuài shàngqù gěi wǒ ná lái yī běn shū.

Bạn nhanh đi lên lấy 1 quyển sách cho tôi.

(Người nói đang ở bên dưới, yêu cầu người nghe đi lên phía trên, hướng xa mình)

  • Chú ý:

 – Nếu câu có tân ngữ địa điểm thì để tân ngữ địa điểm trước “去/ 来”.

Ví dụ:

外边下雨了,快进屋里来吧。

Wài bian xià yǔle, kuài jìn wū li lái ba.

Bên ngoài mưa rồi, mau vào trong nhà đi.

(Lúc này người nói đang ở trong nhà và gọi người khác thực hiện hành động hướng về phía mình)

他回家去了。

Tā huí jiā qùle

Anh ấy về nhà rồi.

(Lúc này người nói không ở trong nhà)

 -Nếu câu có tân ngữ chỉ sự vật thì tân ngữ sự vật để trước hoặc sau “去/ 来” đều được.

Ví dụ:

他带去了一本书 = 他带一本书去了。

Tā dài qùle yī běn shū = Tā dài yī běn shū qùle.

Hai câu này đều dịch là “ Anh ấy đem một quyển sách đi rồi”.

2. Bổ ngữ xu hướng kép

  • Cấu trúc:

Động từ 1 + động từ 2 + 去/ 来

     Động từ 1 + 上、下、进、出、回、过、起  + 去/ 来

 -Bổ ngữ xu hướng kép phải có 2 động từ trước 来/去.

 -Cách dùng của 来 và 去 trong bổ ngữ xu hướng kép cũng giống như trong bổ ngữ xu hướng đơn.

Ví dụ:

A. 你走过来跟我一起坐吧。

Nǐ zǒu guò lái gēn wǒ yīqǐ zuò.

Đi đến đây ngồi với anh nha.

B.我不想走过去。

Wǒ bùxiǎng zǒu guò qù.

Tôi không muốn đi qua đó.

 -Nếu câu bổ ngữ xu hướng kép có tân ngữ địa điểm thì để tân ngữ địa điểm trước “去/ 来”.

Ví dụ:

你把钱放进书包里去吧。

Nǐ bǎ qián fàng jìn shūbāo lǐ qù ba.

Con bỏ tiền vào ba lô đi!

 -Nếu câu có tân ngữ chỉ sự vật thì tân ngữ sự vật để trước hoặc sau “去/ 来” đều được.

Ví dụ:

他从房间里搬出一张桌子来 = 他从房间里搬出来一张桌子。

Tā cóng fángjiān lǐ bānchū yī zhāng zhuōzi lái = Tā cóng fángjiān lǐ bān chūlái yī zhāng zhuōzi.

Anh ấy chuyển một cái bàn từ trong phòng ra.

Lưu ý

  • Khi sử dụng bổ ngữ xu hướng, cần chú ý đến vị trí của nó trong câu. Bổ ngữ xu hướng thường đứng sau động từ chính, nhưng cũng có thể đứng trước động từ chính trong một số trường hợp đặc biệt.
  • Bổ ngữ xu hướng không chỉ biểu thị phương hướng của động tác, mà còn có thể biểu thị ý nghĩa khác như trạng thái, quá trình,…

Bổ ngữ xu hướng là một loại bổ ngữ quan trọng trong tiếng Trung. Việc nắm vững cách sử dụng bổ ngữ xu hướng sẽ giúp chúng ta diễn đạt câu văn một cách chính xác và tự nhiên hơn.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ cho các bạn kiến thức về các cấu trúc thường dùng trong giao tiếng Trung. Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Hệ thống Hoa Ngữ học tiếng Trung Quốc mỗi ngày (Trung tâm Ngoại ngữ RIYING) nhé!Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin liên lạc dưới đây nhé! Chúng mình sẽ liên hệ tới bạn trong thời gian sớm nhất.






    Bài viết liên quan