CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ ÂM TIẾNG HÁN

Để học giỏi tiếng Trung, đầu tiên phải nắm vững kiến thức ngữ âm cơ sở. Tại Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày, các phương pháp dạy ngữ âm được biến hóa linh hoạt, giúp cho học viên nước ngoài có thể tiếp cận kiến thức khó khăn này một cách dễ dàng nhất, có thể kể đến như: phương pháp mô phỏng, phương pháp cưu âm, phương pháp hữu thanh, phương pháp thể thái, phương pháp khoa trương, phương pháp thính biện,… Những phương pháp này đều có cái hay và tính ưu việt riêng, có thể đồng thời áp dụng nhiều phương pháp dựa vào cách dạy của từng giảng viên và nhu cầu của người học.

 

Trong quá trình dạy ngữ âm tiếng Trung cho người nước ngoài, đặc biệt là đối với người Việt, Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày chú trọng sâu vào phương pháp được thiết kế riêng, nâng cao hiệu quả tiếp nhận kiến thức và ngôn ngữ Trung Quốc, hình thành nền móng vững chắc cho việc học tiếng Trung, quá trình học diễn ra trong tương lai sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Dưới đây là phân tích chi tiết về một số phương pháp dạy ngữ âm được ứng dụng tại Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày

PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG

Phương pháp mô phỏng: là phương pháp mà sau khi được nghe giảng viên phát âm, học viên sẽ được dạy cách bắt chước phát âm ấy. Đây là phương pháp căn bản, sẽ không làm khó cả giáo viên và học viên, có thể áp dụng với nhiều ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Trung.

Nhưng cũng có thể nói rằng đây là phương pháp học dành cho người Việt, bởi vì loại hình ngôn ngữ của Việt Nam và Trung Quốc tổng thể ngữ pháp khá giống nhau: hệ thống cấu âm từ âm vị sang âm tiết, hệ thống phụ âm, nguyên âm, dấu câu, trọng âm,… Cho nên phương pháp này khi áp dụng vào các mục luyện tập ngữ âm như thanh mẫu (phụ âm), vận mẫu (nguyên âm), thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu của câu.

PHƯƠNG PHÁP HỮU ÂM

Phương pháp hữu âm: là dùng 1 âm tố đã từng học hoặc 1 âm tố tồn tại sẵn trong tiếng mẹ đẻ của người học để tạo ra một bộ vị phát âm và âm tố mới, hoặc lấy 1 âm tố dễ phát âm để đưa vào thành 1 bộ vị phát âm mới – có đặc điểm gần giống âm đó.

Ví dụ: “ing” là một vận mẫu khá khó để phát âm, có thể dùng âm “ing” trong tiếng Việt để đưa ra cách phát âm dễ nhất cho âm “ing” tiếng Trung bởi vì bản chất của chúng khá giống nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt là khi phát âm tiếng Trung âm “ing”, khi đầu lưỡi gần chạm đến răng thì đầu lưỡi sẽ cong lên chậm vào phần ngạc trong khoang miệng để phát âm

PHƯƠNG PHÁP THỂ THÁI (DÙNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ)

Phương pháp thể thái là phương pháp dạy ngữ âm mà giáo viên dùng cử chỉ tay cũng như cơ thể để sửa cách phát âm cho học viên.

Ví dụ: Dùng phương pháp cắn ngón tay để dạy các âm cuốn lưỡi trong tiếng Trung như “zh, ch và sh” (nếu học viên Việt Nam được dạy kỹ và có thói quen phát âm sẵn trong tiếng Việt rồi thì khi học tiếng Trung khá là dễ dàng). Cách thức để thực hiện phương pháp này là: cong lưỡi sao cho đầu lưỡi đặt lên phần ngạc trên, đưa ngón trỏ hướng về phía miệng, dùng đầu ngón trỏ chạm vào mặt dưới của lưỡi, sau đó dùng răng cắn nhẹ vào đốt ngón tay đầu tiên của ngón trỏ.

PHƯƠNG PHÁP KHOA TRƯƠNG (PHÓNG ĐẠI)

Phương pháp khoa trương là phương pháp chú trọng vào việc nhấn mạnh âm vị và âm tiết trong lúc giảng viên phát âm. Ngay từ cái tên, phương pháp này đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ đặc trưng của phương pháp. Khi ứng dụng phương pháp này buộc giảng viên sẽ phải có kỹ năng phát âm chuẩn chỉnh, nhấn mạnh đúng vị trí, đúng thanh điệu của âm đó, có thể phát âm to và rõ hơn bình thường, gia tăng âm lượng phát âm khi mô phỏng để âm bật ra được dễ hơn, hoặc đơn giản là khoa trương các thanh điệu.

Trong giai đoạn dạy ngữ âm, việc vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp khoa trương, mở rộng thêm khẩu hình phát âm và bật thanh điệu, giúp học viên hiểu và mô phỏng lại một cách chính xác nhất là trách nhiệm của mỗi giảng viên tại Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày. Mặc dù trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, nhóm âm được phân vào nhóm mở miệng như âm “a” không còn được công nhận một cách tuyệt đối nhưng nếu giảng viên ứng dụng thủ pháp khoa trương, giảng viên hoàn toàn có thể mở rộng miệng hơn bình thường để mô phỏng âm “a”, giúp học viên hiểu rằng khi phát âm âm “a” hai môi không được chạm nhau thì mới có thể phát âm rõ ràng.

PHƯƠNG PHÁP CƯU ÂM (CHỈNH SỬA PHÁT ÂM)

Phương pháp cưu âm (chỉnh sửa phát âm) là phương pháp yêu cầu giảng viên phải được đào tạo qua một quy trình nghiêm ngặt, có một phát âm hoàn hảo, phải có đủ khả năng sửa cho học viên. Bởi vì trong quá trình học một ngôn ngữ mới, nhất là tiếng Trung, việc phát âm sai hay nhầm lẫn là rất hay xảy ra. Nếu giảng viên không có chuyên môn cao dẫn đến việc sửa phát âm sai là rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng mà còn làm mất đi sự say mê trong việc lĩnh hội kiến thức của học viên.

PHƯƠNG PHÁP BIỆN THÍNH (NGHE ĐỂ PHÂN BIỆT)

Phương pháp biện thính (nghe phân biệt) là phương pháp mới trong việc giảng dạy ngữ âm mà được rất ít trung tâm áp dụng. Luyện tập ngữ âm có thể phân thành 2 hình thức chính là luyện tập phát âm bằng miệng và luyện nghe âm chuẩn xác. Chính vì thế nên phương pháp biện thính ra đời giúp học viên luyện nghe ngữ âm tốt hơn, là phương pháp không thể thiếu tại Hệ thống Hoa Ngữ – Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày.

Tham khảo thêm các Khóa học tiếng Trung tại Hệ thống Hoa ngữ Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày: 

Nguồn tham khảo từ bài viết của Nhật Phạm ( Giám đốc học thuật)






    Bài viết liên quan