NHỮNG NHÀ THƠ LỖI LẠC CỦA TRUNG QUỐC

Văn hóa Trung Quốc là một trong các nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài không chỉ ở Trung Quốc mà trên cả một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống. Mà có rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Nhắc đến nền văn hóa Trung Quốc mà không nhắc đến thơ và những nhà thơ lỗi lạc của Trung Quốc quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Cùng HTTQMN điểm qua các nhà thơ nổi tiếng, vang bóng một thời và để lại những kiệt tác to lớn cho đến ngày nay nào.

Điểm tên top nhà thơ lỗi lạc của Trung Quốc

Đỗ Phủ (712-770)

Sơ lược tác giả:

  • Đỗ Phủ (chữ Hán: 杜甫; 712 – 770), biểu tự Tử Mĩ (子美), hiệu Thiếu Lăng dã lão (少陵野老), Đỗ Lăng dã khách (杜陵野客) hay Đỗ Lăng bố y (杜陵布衣). Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
  • Cùng với Lý Bạch, ông vẫn được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, nhưng những tác phẩm của Đỗ Phủ gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Đỗ Phủ để lại cho cuộc đời hơn 1400 bài thơ và được phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.
  • Cổ thể thi: gồm có 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể có 271 bài, thất ngôn cổ thể có 145 bài.
  • Cận thể thi: bao gồm 1037 bài trong đó luật thi 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú 138 bài (gồm 31 bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn).
  • Những người yêu thơ đã quên thơ Đỗ Phủ hãy tìm lại và đọc những vần thơ đã từng lay động bao thế hệ nhé.

Những tác phẩm tiêu biểu:

  • Nguyệt Dạ 月夜.
  • Khúc giang đối tửu – 曲江對酒
  • Khách chí 客至 (Khách đến thăm)

Lý Bạch (701 – 762)

Sơ lược về tác giả:

  • Lý Bạch (701 – 762) được xem là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Dù thời thơ của Lý Bạch cách chúng ta hơn 1200 năm, không vì thế mà thơ của ông bị phai nhòa theo năm tháng.
  • Mà chúng luôn làm cho lòng chúng ta rạo rực khôn nguôi. Người đời vẫn bảo nhau rằng thời gian sẽ xóa đi mọi thứ, nó sẽ phủ lên một lớp bụi không gian. Nhưng còn đối với thơ của Lý Bạch nó vẫn ở đấy, vẫn được truyền tụng và chúng còn tìm thấy biết bao người bạn tri âm.
  • Lý Bạch nhà thơ có nhiều giai thoại lắm, nếu mà kể hết lên đây chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Chỉ có thể tóm gọn bấy nhiêu đây thôi.
  • “Độc phá vạn quyền thư, hành phá vạn lý độ” (đọc nát vạn quyển sách, đi nát vạn dặm đường)
  • Hào phóng, hiệp khách, ngang tàng bay bổng.
  • Không thích việc chiều chính, gò bó trong thi cử nhưng lại muốn làm quan. Tuy chưa làm quan lớn, đã hai lần đầu quân, vẫn lạc quan tin mình, tài mình, sức mình là một vinh dự lớn.

Những tác phẩm tiêu biểu:

  • 望廬山瀑布 – Vọng lư sơn bộc bố – Xa ngắm thác núi Lư.
  • 黄鹤楼送孟浩然之广陵 – Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
  • 靜夜思 – Tĩnh dạ tứ – Cảm nghĩ đêm yên tĩnh.
  • 將進酒 – Tương tiến tửu – Mời uống rượu.
  • Ông đã để lại cho đời hơn 1.000 bài thơ, đó là những đỉnh cao của thơ ca đường luật, có giá trị trường tồn.

Bạch Cư Dị (772-846)

Sơ lược tác giả:

  • Bạch Cư Dị -Tự Lạc Thiên 樂天. Hiệu Hương Sơn cư sĩ 香山居士 . Tuý ngâm tiên sinh 醉吟先生, người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây).
  • Là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của ông Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Danh tiếng của Bạch Cư Dị có thể nói sánh ngang với Lý Bạch và Đỗ Phủ. Ông còn được mệnh danh là “thi tiên”.
  • Thơ ông mang đậm tính hiện thực,nhưng lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng mà kín đáo. Ông nói: “Làm văn phải vì thời thế mà làm… Làm thơ phải vì thực tại mà viết”, mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân.
  • Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang. Ông muốn trốn đời để đi thưởng ngoạn nhân tình thế thái. Ông để lại hàng ngàn bài thơ.
  • Thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập “Bạch thị trường khánh”, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ.

Những tác phẩm tiêu biểu:

  • Đông Dạ Văn Trùng – 冬 夜 聞 蟲
  • Chu Trung Dạ Vũ – 舟 中 夜 雨
  • Lâm Giang Tống Hạ Chiêm – 臨 江 送 夏 瞻.

Vương Bột (650–676)

Sơ lược tác giả:

  • Vương Bột được mọi người xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại gồm: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王).Vương Bột (649-675) tự Tử An 子安, người đất Long Môn.
  • Sáu tuổi ông đã biết làm văn. Lên mười sáu, mười bảy tuổi ông nổi danh hạ bút nên vần. Vương Bột có thói quen là mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút xong rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút lên viết.
  • Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).

Những tác phẩm tiêu biểu:

  • Đằng Vương Các Tự.
  • Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷
  • Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷
  • Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (次论语)十卷
  • Chu Trung Toản Tự (5 quyển) (舟中纂序)五卷
  • Thiên Tuế Lịch (千岁历)

Tô Thức (1037 – 1101)

Sơ lược tác giả:

  • Tô Thức là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
  • Tô Thức tự Tử Chiêm 子瞻, Hòa Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Cha ông là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta thường gọi là Tam Tô, thái độ của ông rất hào sảng lạc quan. Tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, nhưng ông không hề để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ.
  • Văn của ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buộc nào cả (như bài Siêu nhiên đỉnh ký, Phóng Hạc đình ký và nhất là bài Tiền Xích Bích phú) vì chịu ảnh hưởng của Lão Trang.
  • Ông chẳng những văn hay, thơ giỏi mà vẽ cũng rất khéo,còn viết chữ cũng rất tài. Ngoài ra, ông lại tinh thông cả âm nhạc nữa. Là một thiên tài trác việt. Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa hiện nay, một người rất trọng ông, người cho rằng văn ông càng về già càng bình dị, sâu sắc, viết một cuốn như kể lại đời ông, tức cuốn The gay genius – Life and times of Su Tungpo.
  • Tác phẩm ông lưu lại có:
    • Bộ Đông Pha văn tập 60 quyển
    • Bộ Đông Pha thi tập 25 quyển
    • Bộ Đông Pha từ 1 quyển
    • Bộ Cửu Trì bút ký 2 quyển
    • Bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển.
  • Ngoài ra ông còn viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha ông bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Hậu Xích Bích phú 後赤壁賦
  • Phóng Hạc đình ký 放鶴亭記
  • Quy triều hoan 歸朝歡
  • Tiền Xích Bích phú 前赤壁賦
  • Thi – 詩
  • Từ – 詞
  • Ông sáng tác được 4.000 bài thơ, 300 bài từ, và nhiều bài tản văn có rất nhiều bài hay.

Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN)

Sơ lược về tác giả:

  • Khuất Nguyên xuất thân thế gia, dòng họ Khuất (屈氏). Họ Khuất cùng họ Chiêu (昭氏) và họ Cảnh (景氏) được xưng là Vương tộc tam tính (王族三姓). Khi mới trên đường công danh, ông từng nhận chức Tam Lư đại phu (三闾大夫), giải quyết mọi việc trong nội bộ của 3 họ Khuất, Chiêu, Cảnh.
  • Nhà họ Khuất ở nước Sở từng có Khuất Trọng, Khuất Hoàn, Khuất Đáo, Khuất Kiến đều từng nắm chức vụ cực kì quan trọng, vinh quang tột độ.
  • Khuất Nguyên, tên là Bình, tự là Nguyên, người nước Sở thời Chiến quốc. Ông xuất thân quý tộc. Ông là nhà thơ vĩ đại và sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.
  • Ông là người tính tình luôn thay đổi một cách kỳ dị thể hiện qua các trang viết của ông: vừa vui đã buồn, vừa cười đã khóc. Vừa muốn đi xa lại đổi ý. Đòi lên chầu Thượng đế lại muốn trở về cố hương, rồi lại muốn tự tử.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông như:

  • Ly tao
  • Cửu ca
  • Thiên vấn
  • Cửu chương
  • Những tác phẩm này phản ánh lý tưởng cao đẹp và tinh thần bất khuất của ông. Trong sáng tác, Khuất Nguyên thường vận dụng nhiều thần thoại,kết hợp truyền thuyết cùng trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ trong sáng, bay bổng. Sáng tác của Khuất Nguyên chính là mẫu mực của thơ ca lãng mạn cổ đại Trung Quốc.

những nhà thơ lỗi lạc của trung quốc

Hi vọng các bạn thích bài viết này và hẹn gặp lại trong những bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Hệ thống Hoa Ngữ học tiếng Trung Quốc mỗi ngày (Trung tâm Ngoại ngữ RIYING) nhé!Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin liên lạc dưới đây nhé! Chúng mình sẽ liên hệ tới bạn trong thời gian sớm nhất.






    Bài viết liên quan